Thoái hoá khớp gối phổ biến nhất tại Việt Nam

Thoái hóa khớp là tình trạng hư hỏng phần sụn, đệm giữa hai đầu xương có kèm theo phản ứng viêm và giảm sút lượng dịch nhày giúp bôi trơn, do đó gây đau và cứng khớp. Nếu ở châu Âu, thoái hoá khớp gặp chủ yếu ở tay thì ở nước ta, thoái hoá khớp chủ yếu là ở khớp gối, khớp háng, trong đó khớp gối là nhiều nhất.

Căn bệnh “trẻ không tha - già không thương”
Theo WHO, thoái hóa khớp là nguyên nhân gây tàn tật phổ biến nhất ở người lớn tuổi. chiếm 50% toàn bộ gánh nặng bệnh cơ xương khớp. Ước tính trên toàn thế giới có khoảng 9,6% nam giới và 18,0% phụ nữ trên 60 tuổi bị thoái hóa khớp có triệu chứng. Nếu như trước đây, thoái hóa khớp được coi là căn bệnh của người già thì hiện nay, không ít người khoảng hơn 20 tuổi đến 30 tuổi đã bị thoái hóa khớp.

Thoái hóa khớp gối phổ biến nhất (ảnh minh họa)


Ngồi chờ khám Cơ xương khớp tại Hệ thống Y tế Thu Cúc, chị Nguyễn Thị G.- 30 tuổi - cho biết: “Tôi làm việc ở văn phòng, cả ngày chỉ ngổi một chỗ. Tháng trước bỗng nhiên thấy đau mỏi cổ, quay trước sau đều thấy đau, có lúc đau lan cả xuống cánh tay. Tôi đã bôi đủ loại thuốc xoa bóp rồi dán cả cao dán không đỡ. Đồng nghiệp bảo có thể tôi bị thoái hóa khớp nên chở đi khám xem thế nào.”

Cũng như chị G., Anh Trần Thanh H. - 37 tuổi chia sẻ về bệnh cơ xương khớp mình gặp phải: “ Anh bị thoái hóa khớp cổ tay và cột sống chỉ vì tập tạ không đúng cách. May mà đi khám sớm, gặp bác sĩ giỏi và tận tâm nên bệnh đã đỡ hơn rất nhiều. Bây giờ anh cứ chăm chỉ điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ thôi.”

Đa phần nhiều người trẻ bị thoái hóa khớp có thói quen ăn uống, vận động, các tư thế làm việc không phù hợp. Trong đó, nguyên nhân hay gặp nhất là tư thế làm việc. Ngoài ra, phụ nữ cũng có nguy cơ thoái hóa khớp và mức độ bệnh cũng thường nặng hơn nam giới.”

Nguy cơ hàng đầu gây tàn phế
Nếu không được điều trị kịp thời, người bị thoái hóa khớp có nguy cơ tàn phế rất cao. Theo WHO, khoảng 80% bệnh nhân thoái hóa khớp có những hạn chế trong vận động và 25% không thể thực hiện các hoạt động thường ngày.

Nếu không điều trị kịp thời, bệnh nhân sẽ đối diện với nguy cơ tàn phế (ảnh minh hoạ)


Nếu như ban đầu, các dấu hiệu chỉ đơn thuần là mỏi khớp, đôi khi có cơn đau khớp thì đến giai đoạn sau, mức độ đau đã nặng hơn rất nhiều. Các khớp dần mất đi khả năng chịu lực và bị hạn chế vận động. Theo thời gian, người bệnh không thể thực hiện được hoạt động bình thường như: đi lại, sinh hoạt hàng ngày… nguy hiểm nhất là tàn phế.

Nhận xét